Đây là danh sách thuật ngữ phổ biến mà bạn sẽ gặp khi quản lý tên miền. Nhấp vào một thuật ngữ dưới đây để chuyển đến phần mô tả về thuật ngữ đó và cách dùng thuật ngữ này trên thực tế với Google Apps. Vì đặt cấu hình đăng ký, lưu trữ và bản ghi khác nhau, đây là hướng dẫn cơ bản về DNS.
DNS
DNS là viết tắt của Domain Name System (Hệ thống Tên miền). Hệ thống này được sử dụng để tổ chức và nhận biết các tên miền. Về bản chất, DNS cung cấp tên gọi cho một hay nhiều địa chỉ IP của một tên miền. Ví dụ: tên miền wolf.example.com có thể được dịch là 198.102.434.8. Điều này giúp bạn dễ nhớ URL và địa chỉ email hơn. DNS còn được sử dụng để tìm địa điểm gửi email đến địa chỉ cụ thể. Điều này được thực hiện bởi Bản ghi MX.
Bạn cần có tên miền đã đăng ký để sử dụng Google Apps.
Tên Miền Tên miền là những tên gọi (URL và địa chỉ email) dễ nhớ có liên quan đến một hay nhiều địa chỉ IP. Vì trang web được xác định bởi URL, nên trang web đó không thể chuyển đến địa chỉ IP khác mà không ảnh hưởng đến khách truy cập. Ví dụ: www.singlespeed.com
singlespeed.com là tên miền.
com là tên miền cấp 1.
singlespeed là bộ phận của com và đại diện cho tên miền cấp hai.
www là tên miền phụ (còn được gọi là tên miền cấp ba hay CNAME.
Toàn bộ tên miền không thể vượt quá độ dài 255 ký tự, nhưng một số công ty đăng ký có các giới hạn ngắn hơn.
Công ty Đăng ký Tên miền Công ty đăng ký tên miền bán tên miền trên Internet (ví dụ: blueshirt.com hoặc organicfood.org ). Hầu hết các công ty này cung cấp dịch vụ lưu trữ bên cạnh việc đăng ký. Nếu công ty đăng ký tên miền tách biệt với công ty lưu trữ tên miền, bạn cần phải thêm máy chủ định danh của công ty lưu trữ vào tài khoản của công ty đăng ký. Ví dụ: nếu bạn đã mua tên miền từ namecheap.com (cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền) và lưu trữ tên miền của bạn ở DynDNS (cung cấp dịch vụ lưu trữ tên miền), bạn sẽ thêm các máy chủ định danh của DynDNS (ns1.mydyndns.org và ns2.mydyndns.org) vào tài khoản của mình ở namecheap.com.
Google Apps cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền với việc chọn nhóm đối tác đăng ký tên miền. Điều này cho phép bạn mua tên miền và đăng ký Google Apps cùng một lúc. Nếu mua tên miền trong khi đăng ký, Google sẽ tự động đặt cấu hình dịch vụ cho tên miền của bạn, vì vậy bạn không cần phải đặt cấu hình các bản ghi MX và CNAME theo cách thủ công.
Nếu đã mua tên miền trước khi đăng ký Google Apps, hãy truy cập vào
danh sách máy chủ lưu trữ tên miền (một số cũng là công ty đăng ký tên miền) với các hướng dẫn để sửa đổi các bản ghi MX trong Trung tâm Trợ giúp.
Tên miền Cấp 1 Tên miền cấp 1 là phần cuối cùng của tên miền - các ký tự nằm sau dấu chấm cuối cùng. Một số ví dụ: biz com org edu us ca fr de travel local es pl
Tên miền Cấp 2
Tên miền cấp 2 nằm ngay trước tên miền cấp 1. Một số ví dụ hiện có:
Tên miền Cấp 2
Tên Miền Google
google.com.vn
Wikipedia
wikipedia.org
Ontariotravel
ontariotravel.com
Craigslist
craigslist.com
louvre
louvre.fr
Tên miền Cấp 3
Tên miền cấp ba còn được gọi là tên miền phụ và CNAME. Trong URL, tên miền phụ được viết trước tên miền. Đây là một vài ví dụ:
Tên miền con
URL
affiliates
http://affiliates.art.com
www
http://www.rockfound.org
men
http://men.style.com
mail
http://mail.google.com
bus
http://www.bus.umich.edu
Để thiết lập xuất bản web với Google Apps, bạn cần chọn tên miền con là địa chỉ xuất bản web.
Máy chủ lưu trữ tên miền Các máy chủ lưu trữ tên miền vận hành máy chủ DNS cho tên miền của bạn. Điều này bao gồm các bản ghi A, MX và CNAME. Hầu hết các công ty lưu trữ tên miền cũng cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Vì Google Apps không phải là máy chủ lưu trữ tên miền, bạn cần phải sửa đổi các bản ghi DNS trên máy chủ lưu trữ tên miền nhằm thiết lập email và xuất bản web. Nhấp vào
đây nếu bạn không biết công ty nào đang lưu trữ tên miền của mình.
Bản ghi A Bản ghi A (còn được gọi là bản ghi lưu trữ) là các bản ghi chủ yếu của DNS. Những bản ghi này liên kết tên miền, hay tên miền phụ, với địa chỉ IP. Bản ghi A và địa chỉ IP không nhất thiết phải đối sánh trên cơ sở một-một. Nhiều bản ghi A phản hồi một địa chỉ IP duy nhất, nơi mà một máy có thể phục vụ nhiều trang web. Ngoài ra, bản ghi A duy nhất có thể phản hồi cho nhiều địa chỉ IP. Điều này có thể thuận tiện hơn cho khả năng chịu phản ứng trước sự cố và phân bổ dung lượng tải, đồng thời cho phép một trang web dịch chuyển địa điểm theo quy luật tự nhiên của nó.
Google Apps không hỗ trợ riêng các địa chỉ IP. Thay vì sử dụng bản ghi A, bạn có thể thiết lập email và xuất bản web bằng cách sửa đổi các bản ghi MX và CNAME tại máy chủ lưu trữ tên miền của mình.
Bản ghi NS Các bản ghi của máy chủ định danh xác định máy chủ nào sẽ truyền đạt thông tin DNS cho tên miền. Hai bản ghi NS phải được xác định cho mỗi tên miền. Thông thường, bạn sẽ có bản ghi máy chủ định danh chính và một bản ghi máy chủ định danh phụ - bản ghi NS được cập nhật với công ty đăng ký tên miền và mất 24-72 giờ để có hiệu lực.
Nếu công ty đăng ký tên miền tách biệt với máy chủ lưu trữ tên miền, công ty lưu trữ sẽ cung cấp hai máy chủ định danh để bạn có thể sử dụng cho việc cập nhật các bản ghi NS với công ty đăng ký.
Nếu không chắc ai đang lưu trữ tên miền của mình, bạn có thể thực hiện Tra cứu NS miễn phí. Sau đây là cách thực hiện:
Truy cập vào Google.com.vn.
Tìm Tra cứu NS.
Chọn kết quả tìm kiếm.
Nhập tên miền của bạn vào công cụ.
Chọn Bản ghi NS hay Bản ghi bất kỳ cho truy vấn của bạn.
Nhấp vào Tra cứu.
Kết quả mẫu (cho biết name-services.com là máy chủ lưu trữ tên miền cho mightydinosaur.com):
mightydinosaur.com nameserver = dns1.name-services.com.
Bản ghi MX Các bản ghi Mail Exchange (Trao đổi Thư) hướng email đến các máy chủ của tên miền và được liệt kê theo thứ tự ưu tiên. Nếu không thể gửi thư bằng cách sử dụng bản ghi có mức ưu tiên thứ nhất, bản ghi có mức ưu tiên thứ hai sẽ được sử dụng và cứ tiếp tục như thế.
Để thiết lập email với Google Apps, bạn cần phải đặt cấu hình bản ghi MX ở máy chủ lưu trữ tên miền sử dụng các thông tin máy chủ của Google.
Nếu muốn kiểm tra trạng thái của bản ghi MX, bạn có thể thực hiện tra cứu MX miễn phí. Sau đây là cách thực hiện:
Truy cập vào Google.com.vn.
Tìm MX lookup.
Chọn kết quả tìm kiếm từ danh sách.
Nhập tên miền của bạn vào trường.
Chọn Bản ghi MX nếu chưa phải là truy vấn mặc định.
Nhấp vào Tra cứu.
Kết quả mẫu (cho thấy email gửi cho mightydinosaur.com được dẫn đến Google):
mightydinosaur.com mail exchanger = 10 aspmx.l.google.com.
Bản ghi CNAME Bản ghi tên tiêu chuẩn là bí danh của bản ghi A. Bạn có thể chọn bí danh và máy chủ lưu trữ cho mỗi bản ghi CNAME.
Để thiết lập xuất bản web với Google Apps, bạn có thể chọn địa chỉ cho các trang web của mình. Tên miền cấp 3 của địa chỉ là bí danh và ghs.google.com là máy chủ lưu trữ.
Nếu muốn kiểm tra trạng thái của bản ghi CNAME cho việc xuất bản web, bạn có thể thực hiện tra cứu CNAME miễn phí. Sau đây là cách thực hiện:
Truy cập vào Google.com.vn.
Tìm Tra cứu NS.
Chọn kết quả tìm kiếm từ danh sách.
Nhập địa chỉ xuất bản web vào trường.
Chọn Bản ghi CNAME nếu chưa phải là truy vấn mặc định.
Nhấp vào Gửi, hoặc Tra cứu.
Kết quả mẫu (cho biết tên miền con của start.mightydinosaur.com đang trỏ đến ghs.google.com):
Tra cứu DNS (CNAME) cho start.mightydinosaur.com. Các mục được Trả lại: 1
ghs.google.com
Địa chỉ IP
Địa chỉ IP (Giao thức Internet) là những con số duy nhất cho phép các thiết bị định vị thông tin trên mạng. Do một tên miền có thể có một hoặc nhiều địa chỉ IP được kết hợp, Google Apps không hỗ trợ việc đặt cấu hình email và xuất bản web chỉ sử dụng địa chỉ IP.
URL Tuỳ chỉnh
URL tuỳ chỉnh, hoặc URL ngắn gọn, làm cho việc sử dụng Internet trở nên dễ dàng hơn. URL tuỳ chỉnh cho phép bạn và người dùng truy cập trang đăng nhập cho các dịch vụ ở tên miền của bạn bằng một địa chỉ đơn giản, dễ nhớ. Với Google Apps, các URL tuỳ chỉnh của bạn sẽ theo định dạng sau: http://[customize this section].your_domain.com
Thay vì yêu cầu người dùng của bạn truy cập vào http://www.google.com/calendar/a/your_domain.com để đăng nhập lịch, bạn có thể tạo một URL ngắn gọn, tuỳ chỉnh.
Tìm hiểu thêmVí dụ về Lịch
http://calendar.your_domain.com
http://c.your_domain.com
http://9-5.your_domain.com
http://myagenda.your_domain.com
http://where2go.your_domain.com
Bí danh Tên miền Bí danh tên miền là tên miền bổ sung có liên quan đến tên miền chính. Với Google Apps, bạn có thể
thêm bí danh tên miền để nhận và gửi thư đến các hộp thư trong tên miền chính.
Một số mục đích phổ biến:
Thêm bí danh tên miền bao trùm tất cả tên miền cấp 1. Nếu tên miền của bạn là theurbanexperience.org, bạn có thể đặt bí danh theurbanexperience.com và theurbanexperience.us.
Thêm bí danh tên miền để trợ giúp những người đánh nhầm tên miền của bạn. Nếu tên miền của bạn là theurbanexperience.org, bạn có thể đặt bí danh urbanexperience.org, theurbanexperiment.org và urbanexperiences.org.
Thêm bí danh tên miền để nhận thư được gửi đến hai tên miền riêng trong một hộp thư. Nếu nhận thư ở cả hai tên miền, ví dụ như admin@bradford.com và admin@clarkston.com, bạn có thể đặt bí danh clarkston.com cho bradford.com, và tất cả thư gửi đến địa chỉ này hay địa chỉ kia sẽ được gửi đến admin@bradford.com.
Thư mục WHOIS Thư mục WHOIS là danh sách liệt kê các tên miền và những người hay tổ chức có liên quan đến từng tên miền. Như một biện pháp bảo mật, một số chủ sở hữu tên miền muốn thông tin cá nhân của mình không hiển thị trên thư mục WHOIS. Điều này tương tự như cách mà ai đó có thể muốn số điện thoại cá nhân của mình không được liệt kê trong sổ điện thoại địa phương.
Thư mục WHOIS được sử dụng để xác định chủ sở hữu của tên miền và địa chỉ IP. Nhiều thư mục dựa trên web miễn phí có sẵn trên Internet. Các thông tin được cung cấp trong thư mục WHOIS bao gồm địa chỉ gửi thư và số điện thoại.
Nguồn bài viết: Google Apps